TRẺ BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN - TẤT CẢ LÀ LỖI TẠI MẸ!

Ngó thấy bóng tôi tiến lại từ phía xa, mẹ chồng tôi vội khen đứa cháu bụ bẫm và cô con dâu nhà hàng xóm. Tiếng mẹ vẫn lớn như thế, dù không cố ý nhưng những lời mẹ nói vẫn cứ rơi vào tai: “Trộm vía, cháu nhà bà nhìn bụ bẫm đáng yêu quá, chắc do con dâu đảm khéo chăm. Cháu nhà tôi cứ còi xong lười ăn, không biết làm sao, mẹ nó thì cũng chẳng thấy sốt sắng gì cả…” Tôi giả vờ như không nghe thấy, vội chào mẹ rồi chạy vào trong phòng ngủ. Nước mắt chẳng hiểu sao cứ tuôn ra như mưa…

Con biếng ăn, “ức chế” trăm bề


Cách đây gần 2 năm, ngày tôi sinh bé trai đầu lòng, mẹ tôi vẫn thường lo sợ tôi vất vả. Lúc ấy, tôi cho rằng mẹ nghĩ nhiều rồi, đến việc sinh nở khó khăn còn vượt qua được, huống chi đơn giản như cái việc… chăm con. Bất kể thứ gì, ban đầu bỡ ngỡ, dần rồi sẽ quen. Nghĩ lại lúc đó, có lẽ tôi không hiểu được lòng mẹ. Cái chuyện chăm con mà tôi tưởng chừng như đơn giản ấy, lại khiến cho cuộc sống của tôi đảo lộn và ngột ngạt trăm bề.

Mọi thứ từ việc cho con ăn đến cho con ngủ đều lu bu. Mấy tháng đầu mới sinh con, tất cả mọi chuyện cần lo lắng xoay quanh giấc ngủ của đứa trẻ. Chồng tôi cũng thương, đỡ đần ít nhiều. Có những đêm con khóc, vợ chồng tôi phải thức trắng. Mọi thứ rồi cũng ổn định được sau một thời gian. Lúc ấy, tôi cứ tưởng mình đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Thế nhưng cái cũ vừa qua, cái mới đã tới, cũng chẳng thể so sánh được nỗi khổ nào với nỗi khổ nào. Đến thời điểm cai sữa, tập cho con ăn dặm, “cơn ác mộng” thực sự mới chính thức bắt đầu.

Con xuất hiện chứng trẻ biếng ăn chậm lớn khiến việc tập ăn cho con trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mỗi bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ, làm đủ trò mà mẹ con vẫn vật vã. Quỹ thời gian của một bà mẹ công sở ngày đi làm 8 tiếng giờ càng thu hẹp lại, dù cho bà ngoại bà nội thay phiên đỡ đần. Sau cả ngày vất vả, thời gian còn lại của tôi chỉ còn là cho con ăn và cho con ngủ. Có những hôm gần 12 giờ tôi mới bắt đầu được vệ sinh cá nhân. Người chồng mới nhận đề bạt ở vị trí cấp cao lại càng bận rộn, không thể chia sẻ được phần lớn gánh nặng nuôi con như trước đây. Một mình tôi loay hoay với bao nhiêu công việc không tên, đôi khi làm bản thân muốn kiệt sức.

Năm tháng trôi qua, đến khi con gần 2 tuổi bắt đầu đi mẫu giáo, chứng biếng ăn của con vẫn chẳng hề thay đổi. Đến bữa ăn, cả mẹ cả con cùng sợ, con thì sợ ăn, mẹ thì lại sợ… cho con ăn. Biết rằng ở nhà trẻ, cô giáo chẳng thể ép con ăn hết một bữa trưa, đến bữa tối tôi lại càng ép con ăn nhiều hơn. Trẻ biếng ăn bắt đầu biết nhận thức, ngậm lúng búng thức ăn trong mồm, khiến việc cho con ăn càng trở nên sốt ruột. TV hay đồ chơi mà tôi đem ra để dụ con trẻ không khiến cho tình trạng ngậm thức ăn được giải quyết mà ngày càng khiến bé mất tập trung và ngậm… lâu hơn.

Quá mệt mỏi, tôi bắt đầu bực dọc, cáu gắt thường xuyên, rồi khóc lóc với chồng về gánh nặng chăm con. Vợ chồng lục đục ít nhiều, rồi càng thêm căng thẳng. Tôi trở nên buông xuôi, mặc con muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Vậy nhưng, biện pháp ấy cũng chỉ ngày càng khiến con trở nên còi cọc. Đứa bé vốn luôn khỏe mạnh, bắt đầu thường xuyên ốm, sốt. Rồi cuối cùng là cả hai mẹ con cùng ốm…

Trẻ biếng ăn, tất cả là lỗi của mẹ


Chuyện bé biếng ăn đã có từ lâu, vậy mà dạo gần đây, khi sức khỏe của cháu không được tốt, ông bà nội ngoại mới bắt đầu lo lắng, xong cũng chẳng biết phải làm thế nào. Tôi bắt đầu có cảm giác mọi người đang đổ lỗi cho mình. Lúc ép con ăn đến phát bực trong người, không kiềm chế được quát mắng con thì bị cho là quá nóng tính. Lúc để con tùy hứng ăn bao nhiêu thì ăn thì lại bị đánh giá là bỏ bê con.. Điều này càng khiến cho mọi người, kể cả họ hàng qua chơi cũng bắt đầu phán xét về khả năng chăm con của tôi. Dù chưa từng bị nói thẳng vào mặt, nhưng một lời nói thoáng qua “dạy dỗ” về việc chăm trẻ cũng khiến tôi có cảm giác như mọi người đang ám chỉ tôi giống như một người mẹ vô dụng.

Bao nhiêu nỗi uất ức dồn nén trong lòng, tôi cũng chẳng dám chia sẻ với chồng nữa. Tôi dần trở nên ít nói và xa lánh tất cả mọi người trong gia đình. Có những hôm cho con ăn mà con cứ ngậm chặt miệng lại khiến nước mắt tôi tuôn ra như mưa. Thật không ngờ việc nuôi dạy trẻ lại khó khăn như thế này…

Hiểu cơ thể con, có lẽ là điều mẹ nên làm sớm hơn


Lời tâm sự trên hoàn toàn không lạ lẫm đối với các mẹ có trẻ biếng ăn. Trải qua áp lực bộn bề ngoài xã hội, kết hợp với sự ‘cực nhọc” khi chăm sóc con khiến cho các mẹ dần hình thành cảm giác “buộc tội” chính mình, và rơi vào trạng thái tiêu cực thường xuyên.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến cảm giác muốn ăn của trẻ, xong nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ chính nhu cầu cơ thể con. Vì vậy, mẹ hãy đặt mình vào con để hiểu con, thay vì áp đặt những suy nghĩ của mình lên con. Dưới đây là một số giải pháp hi vọng có thể giải tỏa những áp lực cho mẹ!

  1. ĐỂ CON ĐƯỢC ĐÓI

Mẹ phải đảm bảo rằng trẻ thực sự đói, Có thể sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước.

Nhiều gia đình thấy trẻ đòi ăn bánh kẹo sẽ đáp ứng ngay hoặc để sữa cho uống lúc khát. Điều này làm trẻ không có cảm giác đói và thèm ăn. Tối đa ta chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày và sau khi đã ăn xong bữa chính.

Nếu muốn trẻ tiêu thụ nhiều năng lượng, hãy khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,... trước giờ ăn.

         2. Khuyến khích trẻ tự lập


 Cha mẹ hãy dừng bữa khi bé không còn muốn ăn thêm. Mẹ chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích con ăn. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn hãy tôn trọng quyết định của bé. 

Từ 7-9 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bốc ăn để tăng vận động của bàn tay. Một tuổi trở lên, bạn nên tập cho trẻ cầm thìa để con tự khám phá bữa ăn. Cách này rèn cho bé tính tự lập cao.

        3. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn


Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát bột, thời gian thường kéo dài. Điều này vừa làm thức ăn không còn ngon, vừa khiến bé thêm chán. Điều đó sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau.

Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.

         4. Đa dạng thực đơn


Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em Việt Nam rất dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất vì chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được đảm bảo và đầu tư đúng mức.

Mỗi trẻ sẽ có một nhu cầu, sở thích và khẩu vị khác nhau. Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, mẹ hãy bỏ chút thời gian để trình bày các món ăn đẹp mắt một chút vì nó cũng có sức kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Tùy theo độ tuổi, bạn có thể phân công con làm những việc trong bếp, cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.

          5. Thiết lập quy tắc bàn ăn



Mẹ hãy ghi nhớ 3 không: không tivi - không đi rong - không đồ chơi. Nguyên tắc này cần được thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Chuyên gia Hoàng Cường chia sẻ: “Nếu trẻ chưa từng được xem tivi khi ăn, được chơi đồ chơi, đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen”. Xem tivi hoặc chơi đồ chơi khiến trẻ phân tâm, không tập trung ăn uống, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

VANG CHILE TABALI RESERVA CABERNET SAUVIGNON RƯỢU NGON TRONG TẦM GIÁ

NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA CHẬU RỬA BÁT ÂM

LÀM BẢNG VINH DANH TẠI HÀ NỘI